Vùng Lục khu của Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng), không
có mạch nước ngầm, cũng không có con sông, suối nào. Do thiếu nước, đời sống
người dân, chăn nuôi trồng trọt gặp muôn vàn khó khăn.
Chúng tôi đến vùng cao Lục Khu, huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng vào những ngày cuối năm 2019. Lục Khu bao gồm 6 xã, địa chất toàn đá
khá tương đồng với cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Vùng non cao hiểm trở này
đã và đang khoác lên mình một diện mạo mới với những con đường bê tông nhìn xa
như dải lụa mềm mại uốn lượn qua những trập trùng núi đá trải dài…
Điểm đến của chúng tôi là thôn Ngườm Vài, thuộc xã Cải
Viên sát đường vành đai biên giới Việt – Trung. Ấn tượng đầu tiên, nhà của đồng
bào sinh sống tại Ngườm Vài chủ yếu được dựng lên từ phên tre “oằn mình” dưới
những lớp ngói máng màu đen (còn gọi là ngói âm dương). Có lẽ khó mà tưởng
tượng được, giữa không gian hùng vĩ của cao nguyên đá Lục Khu, những ngôi nhà
ẩn hiện tạo nên một nét đặc trưng đẹp đến kỳ lạ, như những bông hoa mọc lên từ
đá và bao quanh là nền thẫm của những rặng cây. Khi hoàng hôn buông xuống, khói
lam chiều từ những mái ngói cũ kỹ bay lên như dải lụa tạo khung cảnh bình yên
đến thảng thốt.
Là xã xa
nhất, khó khăn nhất của vùng Lục Khu, vấn đề trăn trở nhất của chính quyền và
nhân dân xã Cải Viên chính là thiếu nước. Nông dân Trương Văn Lần, 40 tuổi,
người dân tộc Nùng ở thôn Ngườm Vài cho biết, mặc dù nhà nào cũng có từ 2 - 3 chum
để trữ nước, nhưng cũng không đủ nước sinh hoạt trong mùa khô. Vì vậy, gia đình
muốn mua thêm bò, thêm lợn về nuôi để tăng thu nhập nhưng không thể, vì thiếu
nước không chăn nuôi, trồng trọt được.
Theo chính quyền xã Cải Viên, toàn xã chỉ có 243 hộ với 1.137 nhân khẩu, 100% là dân tộc Nùng. Đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 chiếm
62,75%. Cải Viên là một trong 6 xã nằm
trong vùng Lục khu của Hà Quảng, nơi không có mạch nước ngầm. Cả xã chỉ có duy
nhất một mỏ nước tự chảy trên núi xuống, không có con sông con suối nào, nên
hầu hết người dân các bản làng ở đây phải trông chờ vào nước mưa. Trước đây,
trẻ con vài ba tháng mới gội đầu một lần, tóc cứ cứng bết như tổ quạ. Do thiếu
nước, việc phát triển sinh kế, hoạt động chăn nuôi trồng trọt gặp muôn vàn khó
khăn, đó là lý do tỷ lệ hộ nghèo cao.
Ông Trương Văn Lần dẫn chúng
tôi đi cách nhà chừng vài km, đến một thung lũng, có tấm biển đúc bằng bê tông
với dòng chữ “vành đai biên giới”. Ông cho biết, thung lũng đá tai mèo này bị
bỏ hoang suốt gần 40 năm, nguyên do vào năm 1979, đạn từ phía Trung Quốc bắn
sang, nên dân cư phải chuyển nhà lùi sâu vào 3 km. Từ năm 2016, chính quyền địa
phương vận động người dân ra khu vực này khai hoang để trồng gừng, ký kết bán
sản phẩm cho Công ty DACE. Đến nay, 19 hộ dân của thôn Ngườm Vài trồng 11,6ha
gừng. Bình quân mỗi ha đạt năng suất 25-30 tấn/năm. Công ty DACE năm nay thu
mua gừng tại nương rẫy với giá 13.000 đồng/kg. “Gia đình tôi có khoảng 1 mẫu
gừng, năm nay sản lượng cao hơn năm trước, được 8 tấn. Nhà tôi có 6 nhân khẩu,
trước đây chỉ trồng ngô, thu nhập rất thấp, đời sống vô cùng khó khăn. Nhưng từ
khi chuyển sang hợp tác, trồng gừng cho Công ty, đời sống kinh tế đã khấm khá
hơn, mỗi năm sau khi trừ chi phí trang trải cuộc sống, còn tích lũy được 50-70
triệu đồng. Tôi có 3 con, hiện 2 con nhỏ đã được đến trường, chứ không như đứa
con đầu phải nghỉ học từ bé để phụ giúp bố mẹ vì nhà quá nghèo”, ông Lần nói.
Ông Lưu Trọng
Hính, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hà Quảng cho hay, trước đây, sản phẩm gừng
chỉ được người dân trồng tự phát với diện tích ít, chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc đến thu
gom ở chợ với giá rất rẻ mạt. Thương lái Trung Quốc thu mua không ký kết hợp
đồng, lúc nào thiếu thì mua, có những lúc 800 đồng/kg, đầu ra không ổn định,
đời sống bà con bấp bênh, bữa đói bữa no. Những khi thương lái Trung Quốc ngừng
thu mua là gừng thối hết. Năm 2016, Công ty TNHH DACE Hà Nội đến ký hợp đồng
bao tiêu mua gừng tại nhiều xã ở huyện Hà Quảng. Chỉ sau hơn 3 năm, đến nay,
vùng cao Lục Khu, huyện Hà Quảng đã phát triển gần 200 ha gừng trâu xuất khẩu.
Vụ mùa gừng năm 2019, đạt năng suất bình quân từ 35 - 40 tạ/ ha, với giá thu
mua 13.000 đ/kg. “Bình quân mỗi ha trồng gừng đạt doanh thu 400-450 triệu đồng,
cho lợi nhuận 250 triệu đồng, năm 2018 cao gấp 6 lần trồng ngô và năm 2019
cao gấp 13 lần trồng ngô
No comments:
Post a Comment