Sự khác nhau giữa thơ, văn xuôi là gì? Sử dụng ngôn ngữ thế nào thì trở thành thơ? Tại sao thơ thường có vần, có nhịp điệu?... – Những câu hỏi này sẽ được giải đáp cặn kẽ và sinh động qua lăng kính của Nhà báo Chu Minh Khôi.
Ban Biên tập trân trọng giới thiệu nguyên văn bài viết mà tác giả dành riêng cho Cổng Thông tin Giáo dục Vĩnh Phúc:
Suốt những năm thời còn cắp sách đi học cho đến sau khi rời trường phổ thông trung học, tôi vẫn cứ tưởng rằng: thơ là những tác phẩm văn học có vần, viết chưa hết dòng đã xuống hàng, câu dưới vần với câu trên. Sau này, khi tập sáng tác thơ, được tiếp cận với các nhà thơ (nhiều tác giả có bài trong SGK), tôi mới biết rằng, trước đó học và làm bài kiểm tra, rồi thi môn văn… suốt bao năm, mà mình không biết phân biệt được thơ khác với văn xuôi như thế nào.
Khi biết ra, thì thế này:
Về phân loại văn học theo thể loại, chia ra: văn xuôi và thơ (chưa hiểu vì sao lại có tên là văn xuôi, vậy thơ không phải “văn xuôi” mà là “văn ngược” chăng?).
Văn xuôi được chia ra 2 loại: 1) văn xuôi không vần; 2) văn xuôi có vần (tục ngữ, hò, vè, các loại văn xuôi có vần khác…)
Thơ được chia ra làm 2 loại: 1) thơ không vần; 2) thơ có vần. Thơ có vần gồm: thơ tự do, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ lục bát, thơ Đường luật (Đường luật tứ tuyệt, Đường luật thất ngôn bát cú, Đường luật song thất lục bát).
Đến đây, ta mới hiểu, không thể căn cứ vào việc một tác phầm có vần hay không có vần để phân biệt đó có phải là thơ hay không. Nếu đọc trên báo Văn Nghệ và nhiều Tạp chí chuyên về văn học, ta sẽ thấy nhiều tác phẩm có câu dài đến 3-5 dòng, hoặc nhiều câu viết liền nhau dài tới 10-20 dòng, nhưng thấy vẫn ghi là thơ. Hoặc đọc những bài thơ của Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chẳng hạn, rất nhiều bài không có tí vần nào, câu dài lê thê, nhưng ta vẫn nhận ra đó là thơ đích thực.
Còn nhớ, hồi cách đây gần 30 năm, khi có những bài thơ đăng báo. Tôi nhiều lần đến báo Văn nghệ để trực tiếp gửi bản thảo. Ở làng tôi, các “cụ”, trong đó có ông ngoại tôi, các bác tôi, hay làm thơ Đường luật. Tôi cũng theo các cụ ở làng, tập làm thơ Đường luật. Cũng tỉ mẩn gò chữ theo đúng Luật thơ Đường “thất ngôn bát cú”, nào thì là “nhất tam ngũ bất luật, nhị tứ lục phân minh”, nào là “bằng” “trắc”, nào là chữ này phải “niêm” với chữ kia, nào là câu trên phải đối với câu dưới từng chữ… Các cụ ở làng có nhiều bài thơ Đường luật đọc cho nhau nghe và khen hay.
Tôi đến báo Văn nghệ gửi bản thảo, cũng vài lần tiện chép thơ của các cụ gửi luôn, hy vọng nếu được đăng đem báo về chắc các cụ sẽ rất vui. Nhưng rồi, chờ mãi không thấy báo Văn nghệ đăng thơ các cụ làng tôi. Một lần, gặp cố nhà thơ Bế Kiến Quốc, hỏi về chùm thơ của các cụ mà tôi gửi kèm thêm thắc mắc: Báo Văn nghệ không đăng thơ Đường luật ạ? Nhà thơ trả lời: Báo Văn nghệ không từ chối đăng thơ Đường luật, thậm chí rất mong có thơ Đường luật để đăng. Nhưng trước hết, muốn đăng được thì “phải là thơ cái đã”. Nghe giải thích, tôi mới hiểu ra rằng, thứ mà các cụ viết, trong mắt của các nhà biên tập thì không phải là thơ. Không phải cứ viết chuẩn luật là thành bài thơ.
Đọc trên Facebook, thấy nhiều bạn bè đăng những bài tản văn, nhưng tôi đọc nhận ra đó là thơ. Có một bạn, khi tôi nhắn tin bảo, tản văn này của em nên xếp vào thơ thì đúng thể loại hơn. Thì được phản hồi, bài viết với những câu dài, không có vần, sao thành thơ được? Khi tôi giải thích về tiêu chí phân loại thơ, cô ấy mới hiểu.
Suốt những năm thời còn cắp sách đi học cho đến sau khi rời trường phổ thông trung học, tôi vẫn cứ tưởng rằng: thơ là những tác phẩm văn học có vần, viết chưa hết dòng đã xuống hàng, câu dưới vần với câu trên. Sau này, khi tập sáng tác thơ, được tiếp cận với các nhà thơ (nhiều tác giả có bài trong SGK), tôi mới biết rằng, trước đó học và làm bài kiểm tra, rồi thi môn văn… suốt bao năm, mà mình không biết phân biệt được thơ khác với văn xuôi như thế nào.
Khi biết ra, thì thế này:
Về phân loại văn học theo thể loại, chia ra: văn xuôi và thơ (chưa hiểu vì sao lại có tên là văn xuôi, vậy thơ không phải “văn xuôi” mà là “văn ngược” chăng?).
Văn xuôi được chia ra 2 loại: 1) văn xuôi không vần; 2) văn xuôi có vần (tục ngữ, hò, vè, các loại văn xuôi có vần khác…)
Thơ được chia ra làm 2 loại: 1) thơ không vần; 2) thơ có vần. Thơ có vần gồm: thơ tự do, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ lục bát, thơ Đường luật (Đường luật tứ tuyệt, Đường luật thất ngôn bát cú, Đường luật song thất lục bát).
Đến đây, ta mới hiểu, không thể căn cứ vào việc một tác phầm có vần hay không có vần để phân biệt đó có phải là thơ hay không. Nếu đọc trên báo Văn Nghệ và nhiều Tạp chí chuyên về văn học, ta sẽ thấy nhiều tác phẩm có câu dài đến 3-5 dòng, hoặc nhiều câu viết liền nhau dài tới 10-20 dòng, nhưng thấy vẫn ghi là thơ. Hoặc đọc những bài thơ của Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chẳng hạn, rất nhiều bài không có tí vần nào, câu dài lê thê, nhưng ta vẫn nhận ra đó là thơ đích thực.
Còn nhớ, hồi cách đây gần 30 năm, khi có những bài thơ đăng báo. Tôi nhiều lần đến báo Văn nghệ để trực tiếp gửi bản thảo. Ở làng tôi, các “cụ”, trong đó có ông ngoại tôi, các bác tôi, hay làm thơ Đường luật. Tôi cũng theo các cụ ở làng, tập làm thơ Đường luật. Cũng tỉ mẩn gò chữ theo đúng Luật thơ Đường “thất ngôn bát cú”, nào thì là “nhất tam ngũ bất luật, nhị tứ lục phân minh”, nào là “bằng” “trắc”, nào là chữ này phải “niêm” với chữ kia, nào là câu trên phải đối với câu dưới từng chữ… Các cụ ở làng có nhiều bài thơ Đường luật đọc cho nhau nghe và khen hay.
Tôi đến báo Văn nghệ gửi bản thảo, cũng vài lần tiện chép thơ của các cụ gửi luôn, hy vọng nếu được đăng đem báo về chắc các cụ sẽ rất vui. Nhưng rồi, chờ mãi không thấy báo Văn nghệ đăng thơ các cụ làng tôi. Một lần, gặp cố nhà thơ Bế Kiến Quốc, hỏi về chùm thơ của các cụ mà tôi gửi kèm thêm thắc mắc: Báo Văn nghệ không đăng thơ Đường luật ạ? Nhà thơ trả lời: Báo Văn nghệ không từ chối đăng thơ Đường luật, thậm chí rất mong có thơ Đường luật để đăng. Nhưng trước hết, muốn đăng được thì “phải là thơ cái đã”. Nghe giải thích, tôi mới hiểu ra rằng, thứ mà các cụ viết, trong mắt của các nhà biên tập thì không phải là thơ. Không phải cứ viết chuẩn luật là thành bài thơ.
Đọc trên Facebook, thấy nhiều bạn bè đăng những bài tản văn, nhưng tôi đọc nhận ra đó là thơ. Có một bạn, khi tôi nhắn tin bảo, tản văn này của em nên xếp vào thơ thì đúng thể loại hơn. Thì được phản hồi, bài viết với những câu dài, không có vần, sao thành thơ được? Khi tôi giải thích về tiêu chí phân loại thơ, cô ấy mới hiểu.
Nhà báo Chu Minh Khôi là tác giả của nhiều bài thơ hay, độc đáo, được độc giả yêu mến
Tại sao thơ thường hay có vần, có nhịp điệu?
Hầu hết các bài thơ đều có vần, vì số lượng chữ trong mỗi bài thơ rất ngắn, chỉ trên dưới 100 chữ, nên người sáng tác thường viết sao cho có vần, sao cho đọc êm nhất, để dễ đọc, dễ thuộc. Một truyện ngắn có số lượng 2000 – 3000 chữ, bảo người ta viết hết thành vần, với những câu chỉ 7-8 chữ, thì chắc là chẳng mấy tác giả nào đủ kiên nhẫn để làm. Lý do chỉ đơn giản vậy thôi.
Nhưng có lẽ vì người đọc thơ thấy hầu như bài nào cũng được viết với câu ngắn và có vần, nên không ít người hiểu sai đi rằng, cứ “lục bát” hay có vần thì là thơ. Nói lan man như vậy, để hiểu rằng “vần” và số chữ trong mỗi câu không phải là tiêu chí để phân biệt giữa văn xuôi và thơ.
Vậy viết như thế nào thì trở thành bài thơ?
“Sáng tác thơ là quá trình sáng tạo ngôn ngữ, nhằm làm mất đi nghĩa vốn có của chữ và làm nảy sinh nghĩa mới của chữ”.
Viết báo, viết văn, viết nghị định, viết thông tư, viết văn bản… cũng đều là công việc ghép 24 chữ cái vào với nhau. Nhưng vì sao không ai gọi “sáng tác báo”, “sáng tác nghị định”, “sáng tác thông tư”… Trong khi lại nói “sáng tác thơ”, “sáng tác văn học”… Bởi, sáng tác thơ, phải viết ra những câu, những tác phẩm mà chưa ai từng viết. Câu thơ phải khác với câu văn xuôi. Câu văn xuôi là những câu viết theo những quy tắc chính tả thông thường, trong khi thơ hướng đến sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo câu chữ. Vì vậy, những điều gì, những hình ảnh gì có thể viết được bằng câu văn xuôi thì nên viết văn xuôi. Người ta chỉ dùng ngôn ngữ thơ để diễn tả những hình ảnh, những điều mà văn xuôi không thể nào diễn tả được.
Trở lại mệnh đề “Sáng tác thơ là quá trình sáng tạo ngôn ngữ, nhằm làm mất đi nghĩa vốn có của chữ và làm nảy sinh nghĩa mới của chữ”. Mỗi người sáng tác thơ đều phải thuộc nằm lòng câu này, và vận hành nó vào trong quá trình sáng tác thơ. Hẳn có người sẽ hỏi: “làm nảy sinh nghĩa mới của chữ” - các ông chỉ nói khoác, chứ mấy nhà thơ, mấy bài thơ đạt được?
Một ví dụ đơn giản nhất, như ở câu “Ta còn em!”. Nếu là văn xuôi thì người ta sẽ hiểu câu đó ý nói về một người vẫn còn người yêu đang ở bên cạnh, vẫn đang được yêu. Nhưng với thi nhân, với thủ pháp của thơ, đã biến câu thơ mang ý nghĩa ngược lại. “Ta còn em”, tức là ta đã mất em rồi, đã không còn em nữa. Nhà thơ Phan Vũ, trong tác phẩm sau đó được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc, viết “Ta còn em, mùi hoàng lan/ Còn em, mùi hoa sữa”. Người nghe sẽ hiểu rằng: Ta đã mất em rồi, chỉ còn mùi hoàng lan thôi; ta không còn em nữa, chỉ còn mùi hoa sữa thôi. Đấy, làm nảy sinh nghĩa mới của chữ “còn” nó như thế, từ nghĩa là còn, qua thủ pháp thơ đã biến thành nghĩa “không còn”.
Thực ra, cách của Phan Vũ chỉ là một trong những thủ pháp để sáng tác thơ. Để viết thành những câu thơ, người làm thơ phải ứng dụng rất nhiều thủ pháp: nhân hóa, vật hóa, trừu tượng, ước lệ, tượng trưng, siêu thực… Những thủ pháp này không chỉ được sử dụng khi sáng tác thơ, mà với hầu hết mọi loại hình nghệ thuật: hội họa, mỹ thuật, điêu khắc, sân khấu (chèo, tuồng), nhạc, thơ… Những người tự tạo ra được những thủ pháp mới, thì họ là nghệ sĩ bậc thầy, những đại thi hào.
Dĩ nhiên, tùy từng loại hình nghệ thuật mà có thêm những thủ pháp riêng. Trong sáng tác thơ còn rất nhiều thủ pháp khác nữa: chuyển hóa động từ thành tính từ, chuyển hóa danh từ thành động từ, chuyển hóa danh từ thành động từ, chuyển hóa tính từ thành động từ… Rồi chuyển hóa không gian thành thời gian, chuyển hóa thời gian thành không gian, chuyển hóa âm thanh thành màu sắc, chuyển hóa màu sắc thành âm thanh, chuyển hóa không gian thành âm thanh, chuyển hóa không gian thành màu sắc, chuyển hóa thời gian thành màu sắc… Ví dụ như “Màu thời gian tím ngắt” (Thơ Màu thời gian – của Đoàn Phú Tứ).
Nhìn lại thơ xưa, như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du chẳng hạn, tại sao Truyện Kiều được xếp vào thể loại thơ? Chắc nhiều người, trong đó không ít giáo viên dạy văn cứ nghĩ rằng Truyện Kiều được xếp vào thể loại thơ vì toàn bộ tác phẩm được viết theo lối “lục bát” cứ một câu 6 chữ nối tiếp một câu 8 chữ. Hiểu thế thì sai bét! Truyện Kiều là thơ, vì mỗi câu sáng tác trong đó đều có cách viết khác với câu văn xuôi. Chẳng hạn, lẽ ra trong văn xuôi người ta sẽ viết: ông A ghét bà B… Nhưng Nguyễn Du không viết thế. Nguyễn Du viết: “Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Con người thì mới ghét nhau chứ, con chữ vô tri thì làm sao ghét nhau? Nhưng nếu viết con người ghét nhau thì đó là viết kiểu văn xuôi. Nói chữ ghét nhau thì đó đích thị là thơ. Ở đây, tác giả dùng thủ pháp “nhân hóa”.
Nếu ghen tuông, đánh ghen là chuyện thường tình, nhất là với phụ nữ. Nhưng Nguyễn Du viết: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Chỉ con người mới đánh ghen. Trời có đánh ghen ai bao giờ, mà bảo rằng Trời có thói ấy? Nhân hóa là thủ pháp được dùng phổ biến nhất, trong số vô vàn thủ pháp để viết câu thơ.
“Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Thành phải xây bằng gạch, hoặc đá, chí ít cũng đắp bằng đất. Ai xây thành bằng khói bao giờ? Ở trong câu thơ này, Nguyễn Du đã dùng thủ pháp “siêu thực”, đưa cảnh trong thơ vượt ra khỏi cõi thực, khiến câu thơ trở nên lung linh ảo diệu.
Hay như, mô tả cô gái có gương mặt: bầu bĩnh, đầy đặn hoặc gương mặt xinh đẹp thì đó là cách viết của văn xuôi. Nhưng viết thơ thì không thể miêu tả thực như văn xuôi, mà Nguyễn Du phải viết: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang". Ở đây, Đại thi hào đã thực hành đúng nguyên tắc làm mất đi nghĩa vốn có của chữ “Trăng”, và làm nảy sinh nghĩa mới của chữ “Trăng” thành chữ “mặt”, thành gương mặt đầy đặn. Còn “nét ngài” ở đây là nét người, hiểu theo nghĩa khác với “thân thể” người.
Thơ hiện đại cũng vậy. Nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
“Mùa hạ” và “mùa thu” vốn là những từ chỉ thời gian, nhưng đã được nhà thơ chuyển hóa thành từ chỉ không gian. Ta cứ tưởng tượng trên cùng một điểm thời gian, trong một khoảnh khắc, đám mây vắt từ không gian mùa Hạ sang không gian mùa Thu. “Vắt” là tính từ chỉ trạng thái như vắt vẻo, vắt ngang… đã được nhà thơ thành chuyển thành động từ khiến cho cảnh trong câu thơ rất sống động.
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: “Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Thuở học sinh, khi đọc câu thơ này, tôi tự dưng có ý nghĩ: các ông nhà thơ toàn nói khoác, mà không ai dám bảo đó là nói khoác. Hàng rào dây thép gai có thể đâm nát bàn tay, đâm nát da của ai đó bò qua, chứ dây thép gai đâm nát trời thế nào được? Nhưng câu chữ phải vượt ra khỏi cõi thực như thế, mới là thơ.
Thay vì diễn tả: trên đĩa thức ăn mùa nào thức nấy, mùa hè có cá sông, mùa đông có cá biển, Nguyễn Xuân Sanh viết: “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”. Trong câu thơ không có chữ nào đề cập đến cá, không chữ nào đề cập đến thức ăn, nhưng đọc câu thơ, ta vẫn nhìn thấy những con cá trên chiếc đĩa. Rõ ràng ta thấy, cách viết câu thơ của Nguyễn Xuân Sanh khác hẳn với cách viết văn xuôi.
Tôi lấy ví dụ khác, như câu thơ của Đoàn Mạnh Phương:
“Thương câu thơ chống gậy
Cõng nỗi buồn qua đêm”.
Nếu viết: “bà già chống gậy” thì đó là văn xuôi. Nhưng việc dùng thủ pháp nhân hóa, hoán chuyển chủ ngữ từ “bà già” sang “câu thơ” là một cách sáng tạo. Thông thường trong văn xuôi thường là tả thực, thì người ta thường viết: cõng đứa trẻ. Nhưng ở đây, không viết là cõng đứa trẻ, mà là cõng “nỗi buồn”. Không phải cõng từ nhà ra ngõ, từ nhà này sang nhà khác, mà là cõng qua đêm. Ở đây, với thủ pháp chuyển hóa một “phi vật thể” thành một vật thể (nỗi buồn) đã làm mất đi nghĩa vốn có của chữ “nỗi buồn” và làm nảy sinh ra nghĩa mới của chữ này. Đồng thời, chuyển hóa thời gian thành không gian (qua đêm), cũng đã làm mất đi nghĩa thực của chữ “qua đêm” và làm nảy sinh nghĩa mới. Nhờ vậy đã tạo nên hiệu ứng “siêu thực” – và đó chính là thơ.
Với Trần Văn Lợi viết: “Níu mây, buộc bão dựng làng”. Đó là thơ, bởi văn xuôi không ai viết như thế. Trong văn xuôi, người ta thường viết: người dân trải bao gian nan cực khổ lấn biển để dựng làng. Nhưng Trần Văn Lợi đã đưa thủ pháp “siêu thực” vào. Cảnh tượng “níu mây buộc bão” như thế nào thì người bình thường không nhìn thấy được, chỉ người làm thơ mới nhìn thấy và tạo nên một khung cảnh siêu thực.
Trong cuộc sống, người ta chỉ nhìn thấy mọi thứ lớn lên. Chỉ có thi nhân mới nhìn thấy cảnh “lớn xuống”. Đoàn Thị Lam Luyến viết: “Chúng tôi lớn lên/ Bí bầu lớn xuống”.
Đưa ra một loạt dẫn chứng trên, để hiểu rằng, các hình ảnh được tả trong thơ luôn khác với hình ảnh trong thực tế, bởi được khúc xạ qua lăng kính của người sáng tác thơ. Bởi vậy, viết thơ không thể dùng cách viết câu như văn xuôi, mà phải sáng tạo, tạo ra những hình ảnh khác thực, qua đó đem đến cảm xúc khác cho độc giả. Chứ không phải đơn thuần là ghép chữ thành những câu lục bát, hay ghép chữ sao cho có vần điệu xong rồi bảo rằng đó là thơ.
Ở bài viết này, tôi không bàn đến vấn đề thơ hay và thơ dở. Bởi thơ có hay không, còn phụ thuộc vào cái tứ, chủ đề nội dung của bài thơ. Vấn đề tứ trong thơ, chất trữ tình trong thơ lại là vấn đề khác, sâu hơn đối với thi ca.
Những người sáng tác văn học đều mong muốn phải phân định thơ là thơ, thể loại khác là thể loại khác, chứ không nên nhập nhằng. Cũng như, nếu chúng tôi là người thợ dệt vải, chúng tôi có thể sản xuất ra những tấm vải lụa đẹp tốt, nhưng cũng có thể chúng tôi chỉ dệt được những tấm vải thô, xấu. Nhưng vải đẹp hay xấu thì vẫn là vải. Chứ không thể có chuyện người ở làng nghề mộc, đem chiếc tủ đến (cho dù chiếc tủ rất đẹp, gỗ tốt, và giá trị lên tới cả tỷ đồng), họ chỉ vào chiếc tủ rồi hỏi chúng tôi rằng: xem tấm vải lụa của họ làm có đẹp không? Rồi những người khác xem chiếc tủ và đồng thanh nhận xét: tấm vải đẹp quá!
Tôi không nói vè thì giá trị hơn hay thơ thì giá trị hơn, hay thể loại nào dễ viết hơn. Thực tế, có nhiều bài vè vô cùng hay và giá trị, viết vè cũng không đơn giản, thậm chí còn khó hơn cả viết thơ. Nhưng viết vè rồi gọi đó là thơ thì không nên.
Hầu hết các bài thơ đều có vần, vì số lượng chữ trong mỗi bài thơ rất ngắn, chỉ trên dưới 100 chữ, nên người sáng tác thường viết sao cho có vần, sao cho đọc êm nhất, để dễ đọc, dễ thuộc. Một truyện ngắn có số lượng 2000 – 3000 chữ, bảo người ta viết hết thành vần, với những câu chỉ 7-8 chữ, thì chắc là chẳng mấy tác giả nào đủ kiên nhẫn để làm. Lý do chỉ đơn giản vậy thôi.
Nhưng có lẽ vì người đọc thơ thấy hầu như bài nào cũng được viết với câu ngắn và có vần, nên không ít người hiểu sai đi rằng, cứ “lục bát” hay có vần thì là thơ. Nói lan man như vậy, để hiểu rằng “vần” và số chữ trong mỗi câu không phải là tiêu chí để phân biệt giữa văn xuôi và thơ.
Vậy viết như thế nào thì trở thành bài thơ?
“Sáng tác thơ là quá trình sáng tạo ngôn ngữ, nhằm làm mất đi nghĩa vốn có của chữ và làm nảy sinh nghĩa mới của chữ”.
Viết báo, viết văn, viết nghị định, viết thông tư, viết văn bản… cũng đều là công việc ghép 24 chữ cái vào với nhau. Nhưng vì sao không ai gọi “sáng tác báo”, “sáng tác nghị định”, “sáng tác thông tư”… Trong khi lại nói “sáng tác thơ”, “sáng tác văn học”… Bởi, sáng tác thơ, phải viết ra những câu, những tác phẩm mà chưa ai từng viết. Câu thơ phải khác với câu văn xuôi. Câu văn xuôi là những câu viết theo những quy tắc chính tả thông thường, trong khi thơ hướng đến sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo câu chữ. Vì vậy, những điều gì, những hình ảnh gì có thể viết được bằng câu văn xuôi thì nên viết văn xuôi. Người ta chỉ dùng ngôn ngữ thơ để diễn tả những hình ảnh, những điều mà văn xuôi không thể nào diễn tả được.
Trở lại mệnh đề “Sáng tác thơ là quá trình sáng tạo ngôn ngữ, nhằm làm mất đi nghĩa vốn có của chữ và làm nảy sinh nghĩa mới của chữ”. Mỗi người sáng tác thơ đều phải thuộc nằm lòng câu này, và vận hành nó vào trong quá trình sáng tác thơ. Hẳn có người sẽ hỏi: “làm nảy sinh nghĩa mới của chữ” - các ông chỉ nói khoác, chứ mấy nhà thơ, mấy bài thơ đạt được?
Một ví dụ đơn giản nhất, như ở câu “Ta còn em!”. Nếu là văn xuôi thì người ta sẽ hiểu câu đó ý nói về một người vẫn còn người yêu đang ở bên cạnh, vẫn đang được yêu. Nhưng với thi nhân, với thủ pháp của thơ, đã biến câu thơ mang ý nghĩa ngược lại. “Ta còn em”, tức là ta đã mất em rồi, đã không còn em nữa. Nhà thơ Phan Vũ, trong tác phẩm sau đó được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc, viết “Ta còn em, mùi hoàng lan/ Còn em, mùi hoa sữa”. Người nghe sẽ hiểu rằng: Ta đã mất em rồi, chỉ còn mùi hoàng lan thôi; ta không còn em nữa, chỉ còn mùi hoa sữa thôi. Đấy, làm nảy sinh nghĩa mới của chữ “còn” nó như thế, từ nghĩa là còn, qua thủ pháp thơ đã biến thành nghĩa “không còn”.
Thực ra, cách của Phan Vũ chỉ là một trong những thủ pháp để sáng tác thơ. Để viết thành những câu thơ, người làm thơ phải ứng dụng rất nhiều thủ pháp: nhân hóa, vật hóa, trừu tượng, ước lệ, tượng trưng, siêu thực… Những thủ pháp này không chỉ được sử dụng khi sáng tác thơ, mà với hầu hết mọi loại hình nghệ thuật: hội họa, mỹ thuật, điêu khắc, sân khấu (chèo, tuồng), nhạc, thơ… Những người tự tạo ra được những thủ pháp mới, thì họ là nghệ sĩ bậc thầy, những đại thi hào.
Dĩ nhiên, tùy từng loại hình nghệ thuật mà có thêm những thủ pháp riêng. Trong sáng tác thơ còn rất nhiều thủ pháp khác nữa: chuyển hóa động từ thành tính từ, chuyển hóa danh từ thành động từ, chuyển hóa danh từ thành động từ, chuyển hóa tính từ thành động từ… Rồi chuyển hóa không gian thành thời gian, chuyển hóa thời gian thành không gian, chuyển hóa âm thanh thành màu sắc, chuyển hóa màu sắc thành âm thanh, chuyển hóa không gian thành âm thanh, chuyển hóa không gian thành màu sắc, chuyển hóa thời gian thành màu sắc… Ví dụ như “Màu thời gian tím ngắt” (Thơ Màu thời gian – của Đoàn Phú Tứ).
Nhìn lại thơ xưa, như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du chẳng hạn, tại sao Truyện Kiều được xếp vào thể loại thơ? Chắc nhiều người, trong đó không ít giáo viên dạy văn cứ nghĩ rằng Truyện Kiều được xếp vào thể loại thơ vì toàn bộ tác phẩm được viết theo lối “lục bát” cứ một câu 6 chữ nối tiếp một câu 8 chữ. Hiểu thế thì sai bét! Truyện Kiều là thơ, vì mỗi câu sáng tác trong đó đều có cách viết khác với câu văn xuôi. Chẳng hạn, lẽ ra trong văn xuôi người ta sẽ viết: ông A ghét bà B… Nhưng Nguyễn Du không viết thế. Nguyễn Du viết: “Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Con người thì mới ghét nhau chứ, con chữ vô tri thì làm sao ghét nhau? Nhưng nếu viết con người ghét nhau thì đó là viết kiểu văn xuôi. Nói chữ ghét nhau thì đó đích thị là thơ. Ở đây, tác giả dùng thủ pháp “nhân hóa”.
Nếu ghen tuông, đánh ghen là chuyện thường tình, nhất là với phụ nữ. Nhưng Nguyễn Du viết: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Chỉ con người mới đánh ghen. Trời có đánh ghen ai bao giờ, mà bảo rằng Trời có thói ấy? Nhân hóa là thủ pháp được dùng phổ biến nhất, trong số vô vàn thủ pháp để viết câu thơ.
“Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Thành phải xây bằng gạch, hoặc đá, chí ít cũng đắp bằng đất. Ai xây thành bằng khói bao giờ? Ở trong câu thơ này, Nguyễn Du đã dùng thủ pháp “siêu thực”, đưa cảnh trong thơ vượt ra khỏi cõi thực, khiến câu thơ trở nên lung linh ảo diệu.
Hay như, mô tả cô gái có gương mặt: bầu bĩnh, đầy đặn hoặc gương mặt xinh đẹp thì đó là cách viết của văn xuôi. Nhưng viết thơ thì không thể miêu tả thực như văn xuôi, mà Nguyễn Du phải viết: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang". Ở đây, Đại thi hào đã thực hành đúng nguyên tắc làm mất đi nghĩa vốn có của chữ “Trăng”, và làm nảy sinh nghĩa mới của chữ “Trăng” thành chữ “mặt”, thành gương mặt đầy đặn. Còn “nét ngài” ở đây là nét người, hiểu theo nghĩa khác với “thân thể” người.
Thơ hiện đại cũng vậy. Nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
“Mùa hạ” và “mùa thu” vốn là những từ chỉ thời gian, nhưng đã được nhà thơ chuyển hóa thành từ chỉ không gian. Ta cứ tưởng tượng trên cùng một điểm thời gian, trong một khoảnh khắc, đám mây vắt từ không gian mùa Hạ sang không gian mùa Thu. “Vắt” là tính từ chỉ trạng thái như vắt vẻo, vắt ngang… đã được nhà thơ thành chuyển thành động từ khiến cho cảnh trong câu thơ rất sống động.
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: “Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Thuở học sinh, khi đọc câu thơ này, tôi tự dưng có ý nghĩ: các ông nhà thơ toàn nói khoác, mà không ai dám bảo đó là nói khoác. Hàng rào dây thép gai có thể đâm nát bàn tay, đâm nát da của ai đó bò qua, chứ dây thép gai đâm nát trời thế nào được? Nhưng câu chữ phải vượt ra khỏi cõi thực như thế, mới là thơ.
Thay vì diễn tả: trên đĩa thức ăn mùa nào thức nấy, mùa hè có cá sông, mùa đông có cá biển, Nguyễn Xuân Sanh viết: “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”. Trong câu thơ không có chữ nào đề cập đến cá, không chữ nào đề cập đến thức ăn, nhưng đọc câu thơ, ta vẫn nhìn thấy những con cá trên chiếc đĩa. Rõ ràng ta thấy, cách viết câu thơ của Nguyễn Xuân Sanh khác hẳn với cách viết văn xuôi.
Tôi lấy ví dụ khác, như câu thơ của Đoàn Mạnh Phương:
“Thương câu thơ chống gậy
Cõng nỗi buồn qua đêm”.
Nếu viết: “bà già chống gậy” thì đó là văn xuôi. Nhưng việc dùng thủ pháp nhân hóa, hoán chuyển chủ ngữ từ “bà già” sang “câu thơ” là một cách sáng tạo. Thông thường trong văn xuôi thường là tả thực, thì người ta thường viết: cõng đứa trẻ. Nhưng ở đây, không viết là cõng đứa trẻ, mà là cõng “nỗi buồn”. Không phải cõng từ nhà ra ngõ, từ nhà này sang nhà khác, mà là cõng qua đêm. Ở đây, với thủ pháp chuyển hóa một “phi vật thể” thành một vật thể (nỗi buồn) đã làm mất đi nghĩa vốn có của chữ “nỗi buồn” và làm nảy sinh ra nghĩa mới của chữ này. Đồng thời, chuyển hóa thời gian thành không gian (qua đêm), cũng đã làm mất đi nghĩa thực của chữ “qua đêm” và làm nảy sinh nghĩa mới. Nhờ vậy đã tạo nên hiệu ứng “siêu thực” – và đó chính là thơ.
Với Trần Văn Lợi viết: “Níu mây, buộc bão dựng làng”. Đó là thơ, bởi văn xuôi không ai viết như thế. Trong văn xuôi, người ta thường viết: người dân trải bao gian nan cực khổ lấn biển để dựng làng. Nhưng Trần Văn Lợi đã đưa thủ pháp “siêu thực” vào. Cảnh tượng “níu mây buộc bão” như thế nào thì người bình thường không nhìn thấy được, chỉ người làm thơ mới nhìn thấy và tạo nên một khung cảnh siêu thực.
Trong cuộc sống, người ta chỉ nhìn thấy mọi thứ lớn lên. Chỉ có thi nhân mới nhìn thấy cảnh “lớn xuống”. Đoàn Thị Lam Luyến viết: “Chúng tôi lớn lên/ Bí bầu lớn xuống”.
Đưa ra một loạt dẫn chứng trên, để hiểu rằng, các hình ảnh được tả trong thơ luôn khác với hình ảnh trong thực tế, bởi được khúc xạ qua lăng kính của người sáng tác thơ. Bởi vậy, viết thơ không thể dùng cách viết câu như văn xuôi, mà phải sáng tạo, tạo ra những hình ảnh khác thực, qua đó đem đến cảm xúc khác cho độc giả. Chứ không phải đơn thuần là ghép chữ thành những câu lục bát, hay ghép chữ sao cho có vần điệu xong rồi bảo rằng đó là thơ.
Ở bài viết này, tôi không bàn đến vấn đề thơ hay và thơ dở. Bởi thơ có hay không, còn phụ thuộc vào cái tứ, chủ đề nội dung của bài thơ. Vấn đề tứ trong thơ, chất trữ tình trong thơ lại là vấn đề khác, sâu hơn đối với thi ca.
Những người sáng tác văn học đều mong muốn phải phân định thơ là thơ, thể loại khác là thể loại khác, chứ không nên nhập nhằng. Cũng như, nếu chúng tôi là người thợ dệt vải, chúng tôi có thể sản xuất ra những tấm vải lụa đẹp tốt, nhưng cũng có thể chúng tôi chỉ dệt được những tấm vải thô, xấu. Nhưng vải đẹp hay xấu thì vẫn là vải. Chứ không thể có chuyện người ở làng nghề mộc, đem chiếc tủ đến (cho dù chiếc tủ rất đẹp, gỗ tốt, và giá trị lên tới cả tỷ đồng), họ chỉ vào chiếc tủ rồi hỏi chúng tôi rằng: xem tấm vải lụa của họ làm có đẹp không? Rồi những người khác xem chiếc tủ và đồng thanh nhận xét: tấm vải đẹp quá!
Tôi không nói vè thì giá trị hơn hay thơ thì giá trị hơn, hay thể loại nào dễ viết hơn. Thực tế, có nhiều bài vè vô cùng hay và giá trị, viết vè cũng không đơn giản, thậm chí còn khó hơn cả viết thơ. Nhưng viết vè rồi gọi đó là thơ thì không nên.
Nhà báo Chu Minh Khôi sinh năm 1972 tại Hải Hậu, Nam Định. Ngay từ những năm 1994-1999 anh đã có rất nhiều bài thơ đăng các báo Hoa Học Trò, Áo Trắng, Mực Tím. Chu Minh Khôi là đại biểu dự Hội nghị Nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ 6 (năm 2001). Anh đã xuất bản một số cuốn sách, tập thơ. Thơ Chu Minh Khôi luôn có điểm đặc biệt không thể lẫn với các nhà thơ khác. Hiện nay anh là một phóng viên có uy tín của Thời báo kinh tế Việt Nam và được độc giả thơ mến mộ và yêu thích.
Tác giả: Chu Minh Khôi
(Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc)
No comments:
Post a Comment